Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

CK đơn nam Roland Garros 2012, Nadal – Djokovic: Bước chân huyền thoại 10/6/2012 08:20

- Rafael Nadal hay Novak Djokovic chiến thắng trong trận chung kết Roland Garros 2012 đều sẽ là người viết tiếp câu chuyện của những huyền thoại.
Chức vô địch Roland Garros lần thứ 7 trong vòng 8 năm chỉ còn cách Nadal đúng một trận đấu. Cũng như hai mùa giải 2008 và 2010, “Vua đất nện” đi tới chung kết mà không để thua bất kỳ set nào, thậm chí năm 2012 còn ấn tượng hơn nữa khi Nadal chỉ để thua có 35 game sau 6 trận đấu, trung bình chưa đầy 6 game/trận có 3 set đấu, con số cho thấy Rafa áp đảo như thế nào trước mọi đối thủ ở Roland Garros. Và cuối cùng đối thủ xứng tầm nhất với Nadal cũng xuất hiện ở trận chiến quyết định nhà vô địch, Novak Djokovic.
Chiếc cúp Mousquetaires dành cho Rafa hay Nole?
Không ấn tượng như “Vua đất nện”, thậm chí phải trầy trật và thoát hiểm ở những thời khắc giữa thắng và thua ở vòng 4 và tứ kết, nhưng lần đầu tiên có mặt ở chung kết Roland Garros cũng là một bước tiến thần kỳ của Novak Djokovic sau rất nhiều nỗ lực trước đó. Có thể với bất cứ ai, phong độ của Nole ở thời điểm hiện tại không thể so sánh với một năm về trước khi tay vợt người Serbia thắng hết trận này đến trận khác ở mọi giải đấu, nhưng việc vượt qua được Roger Federer ở bán kết để tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ lập lại kỳ tích giành 4 Grand Slam liên tiếp của huyền thoại Rod Laver từ năm 1969 đang hiển hiện trước mắt Nole.
Nếu đây là trận chung kết một năm trước, có lẽ khi đặt lên bàn cân so sánh thì Djokovic không hề e ngại Nadal nhưng tất cả đã thay đổi nhanh chóng kể từ khi Rafa chấm dứt chuỗi 7 trận chung kết liên tiếp bại trận trước Nole ở Monte-Carlo Masters 2012. Từ mặt sân đất nện nơi Nadal lập kỷ lục vô địch 8 lần liên tiếp đến trận chung kết ở Rome Masters, nơi cũng như là mảnh đất quen thuộc của Rafa, “Vua đất nện” tiếp tục khiến Djokovic phải gác vợt để khẳng định sức mạnh tuyệt đối trên mặt sân sở trường. Rõ ràng Djokovic có thể đánh bại Nadal trên mặt sân cứng, sân cỏ nhưng sân đất nện là câu chuyện khác.
Khi đã trở thành tay vợt gần như bất khả chiến bại ở Roland Garros (hiện tại cũng chỉ có mỗi Robin Soderling nếm trải cảm giác chiến thắng) nhưng Nadal không dừng lại ở đó. Sự thay đổi đáng kể trong cú quả, đặc biệt là cú giao bóng tại Roland Garros 2012 uy lực hơn rất nhiều, vẫn đang giúp Nadal ngày càng hoàn thiện những kỹ năng mà chỉ mình Rafa mới có trên mặt sân đất nện nước Pháp. Những sự chuẩn bị như “dạo chơi” trước trận chung kết Roland Garros 2012 có lẽ là màn tập dượt tốt nhất để Rafa chuẩn bị cho cuộc đấu với đối thủ nguy hiểm nhất trên mặt sân đất nện, đã không còn là Roger Federer mà là Novak Djokovic.
Nadal nhỉnh hơn trong 32 lần đối đầu
Mùa giải 2012 đã trôi qua gần nửa chặng đường, gần như Djokovic đang có dấu hiệu sa sút nếu lấy thước đo với mùa giải 2011. Ngay cả những cuộc đối đầu với Nadal cũng không còn nằm trong tay Nole sau hai thất bại liên tiếp ở Monte-Carlo và Rome. Vị trí số 1 thế giới vẫn nằm trong tay Djokovic nhưng thực tế Nole đang có dấu hiệu chững lại sau một năm thần kỳ. Duy chỉ có một điều là ý chí và bản lĩnh của Djokovic vẫn chưa hề thay đổi nếu nhìn vào cái cách Nole vượt qua những ranh giới giữa thắng và thua trong hai trận đấu ở Roland Garros mùa giải này.
Mặt sân ở Roland Garros với những cấu tạo đặc biệt như để một tay vợt sinh ra để làm “Vua đất nện” như Nadal chinh phục hết năm này qua năm khác. Novak Djokovic đang là kẻ thách thức lớn nhất đến ngai vàng của Rafa trong trận quyết chiến đáng chờ đợi nhất của làng banh nỉ thế giới.
Đối đầu Nadal 18–14 Djokovic
Chung kết: Nadal 7-7 Djokovic
Các trận đấu tại Grand Slam: Nadal 5-3 Djokovic
Chung kết Grand Slam: Djokovic 3-1 Nadal
Masters 1000: Djokovic 10-8 Nadal
Chung kết Masters 1000: Nadal 5-4 Djokovic
Olympic: Nadal 1-0 Djokovic
Sân đất nện: Nadal 11-2 Djokovic
Sân cứng: Djokovic 11-5 Nadal (Sân cứng ngoài trời: Djokovic 9-3 Nadal, sân cứng trong nhà: Djokovic 2-2 Nadal)
Sân cỏ: Nadal 2-1 Djokovic

Chung kết đơn nữ Grand Slam Sharapova Errani


Chung kết đơn nữ Grand Slam Sharapova Errani

- Ngày 9-6, Maria Sharapova đã đánh bại đối thủ người Ý Sara Errani với tỉ số 2-0 (6-3, 6-2) ở chung kết để lần đầu tiên đăng quang Giải Pháp mở rộng.
Chiến thắng này không chỉ giúp Sharapova hoàn tất trọn bộ bốn chức vô địch Grand Slam (trước đó Sharapova vô địch Wimbledon 2004, Mỹ mở rộng 2006 và Úc mở rộng 2008) mà còn để ghi dấu ấn mừng cô trở lại ngôi số 1 thế giới vào tuần sau.



Sharapova hạnh phúc với chức vô địch Pháp mở rộng - Ảnh: Reuters
Phần thưởng cho Sharapova là 1,25 triệu euro, còn Errani nhận 625.000 euro.
* Hôm nay (10-6) diễn ra trận chung kết đơn nam giữa tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic và “Vua đất nện” Rafael Nadal. Đây là lần đầu tiên Djokovic vào đến chung kết Giải Pháp mở rộng.








Sharapova hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam



 - Ngày 9-6, Maria Sharapova đã đánh bại đối thủ người Ý Sara Errani với tỉ số 2-0 (6-3, 6-2) ở chung kết để lần đầu tiên đăng quang Giải Pháp mở rộng.
Chiến thắng này không chỉ giúp Sharapova hoàn tất trọn bộ bốn chức vô địch Grand Slam (trước đó Sharapova vô địch Wimbledon 2004, Mỹ mở rộng 2006 và Úc mở rộng 2008) mà còn để ghi dấu ấn mừng cô trở lại ngôi số 1 thế giới vào tuần sau.
Sharapova hạnh phúc với chức vô địch Pháp mở rộng - Ảnh: Reuters
Phần thưởng cho Sharapova là 1,25 triệu euro, còn Errani nhận 625.000 euro.
* Hôm nay (10-6) diễn ra trận chung kết đơn nam giữa tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic và “Vua đất nện” Rafael Nadal. Đây là lần đầu tiên Djokovic vào đến chung kết Giải Pháp mở rộng.

Sharapova wins French Open | Other Sports | Sports | Toronto Sun

Sharapova wins French Open | Other Sports | Sports | Toronto Sun

gulfnews : Poised Sharapova crowned queen of Roland Garros

gulfnews : Poised Sharapova crowned queen of Roland Garros

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Chuyện công tử Bạc Liêu và “đại yến gan rồng”


Công tử Bạc Liêu là thành ngữ xuất phát từ cuộc đời ăn chơi trở thành “huyền thoại” của những cậu ấm từ vùng đất từng được mệnh danh là giàu nhất Nam Bộ.


Nét phong độ vẫn còn đó ở người đàn ông 72 tuổi được người đời phong danh “Công tử Khánh”.

“Đệ nhất ăn chơi”
Nhà báo, nhà văn Phan Trung Nghĩa, người được giới cầm bút phong tước hiệu “Công tử Bạc Liêu” (CTBL) không chỉ vì anh là tác giả quyển sách “Công tử Bạc Liêu - sự thật và giai thoại” mà còn bởi phong cách chơi đến “mát trời ông địa”, đã có lần thú nhận với tôi rằng: “So với “kỳ tích” của tiền bối, tôi chưa được đứng gần hàng rào của cái thành trì ăn chơi đó”.
Đây là nhà Công tử Bạc liêu, cây dừa là sản phẩm duy nhất còn lại trên đất Công tử Bạc liêu
Theo Phan Trung Nghĩa, đối tượng khai sinh ra thành ngữ CTBL chính là Huỳnh Văn Phước, gọi theo tiếng Hoa là Dù Hột, con của ông chủ Chá, một đại địa chủ xứ Bạc Liêu. Tương truyền Dù Hột “chịu chơi” đến mức khi thấy có 5 chiếc xe tranh nhau chở khách bèn bao tất tần tật vì ngưỡng mộ cái thú trả tiền không cần “cân đo đong đếm”.
Chiếc chở công tử, chiếc chở nón, chiếc chở gậy, chiếc chở cặp da và chiếc chở mắt kiếng. Về sau thành ngữ CTBL được “xã hội hóa”, gọi chung cho tất cả những “địa chủ con” ở Bạc Liêu có máu ăn chơi danh bất hư truyền. Mỗi người mỗi nết, nhưng tất cả đều có điểm chung là xem tiền như giấy lộn và chẳng có món ngon vật lạ nào trên đời này mà các “cậu” chưa trải qua.
Đương thời, người ta xếp hạng CTBL theo 4 trường phái. Đại diện cho trường phái “trăng hoa” là công tử Điều. Cậu sẵn sàng hạ lệnh cho tá điền vác cả trăm giạ lúa đổi lấy một đêm vui với người đẹp. Mỗi lần là một “hương đồng gió nội” khác nhau, quyết không lặp lại. Lưu truyền sau một đêm vui vẻ với con gái ông Trần Thanh Bạch - người được mệnh danh là người đẹp xứ Bạc Liêu thời ấy, công tử tỏ ra rất đẹp lòng nên “bo” thêm tiền cho người đẹp cất nhà, còn chuyện tình cảm thì công tử đã đoạn tuyệt ngay sau cái đêm “hôm ấy”.
Đại diện cho trường phái “văn nghệ” là công tử Lũy. Không chỉ thường xuyên tổ chức đại tiệc, công tử còn nuôi nấng cả đoàn ca hát trong nhà. Đại diện cho trường phái “yêng hùng” là công tử Cân (Phan Kim Cân). 
Từng du học bên Tây, lại là con trai đại điền chủ nức tiếng giàu có Trần Trinh Trạch, người sở hữu 110.000ha lúa và hơn 100.000ha muối... nên cậu Ba Huy có những cách chơi vượt cả “mình rồng”. Cậu rinh về chiếc xe “mu rùa” Peugeot, loại xe mà đương thời chỉ có vua Bảo Đại mới dám sắm để vi hành, chỉ để đi... thăm ruộng. Thậm chí sau này cậu Ba còn mua cả máy bay làm chân đi thăm ruộng và thuê người Tây về làm quản lý điền sản...
(Đây là đất vườn nhà Công tử Bạc liêu hiện giờ cho thuê mở quán cafe sân vườn)
Còn về “bản lĩnh đàn ông”, cậu Ba quả là cao thủ khi không chỉ cưới vợ Tây mà còn là người đầu tiên ở miền Tây tổ chức thi “đấu xảo sắc đẹp” vào năm 1940 với vai trò là chủ khảo. Danh sách "nhân tình, nhân ngãi" của cậu Ba, toàn là người đẹp và nghệ sĩ nổi tiếng đương thời, dài đến mức ngay cả cậu cũng không sao nhớ hết...
Nói về “kỳ tài ăn chơi” quả cậu Ba Huy xứng danh là đệ nhất CTBL, bởi trên đời này chỉ mỗi món “gan rồng” là chưa từng nếm. Nhưng chính đây là “gót chân A-sin” khiến sau này vị đệ nhất CTBL đã bị qua mặt, mà người đó lại là cháu ruột kêu cậu Ba bằng cậu: Công tử Khánh.
“Mình rồng” và “đại yến gan rồng”
Sinh năm 1940, cầm tinh con rồng, cuộc đời của công tử Khánh (tên thật là Phan Kim Khánh) có lúc ăn chơi chẳng kém “mình rồng”. Là sản phẩm của cuộc tình đầy lãng mạn giữa “công tử yên hùng” Phan Kim Cân và quý nữ thứ sáu của đại điền chủ Trần Trinh Trạch - bà Trần Thị Đông, lẽ đương nhiên ông Khánh sẽ trở thành công tử, nhưng chính cái tính “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” đã thôi thúc ông cố công tạo dựng cho mình “thương hiệu riêng” đến mức người từng trải như cậu Ba Huy cũng chào thua vì chưa lần được nếm món “gan rồng” như cháu.
Nhà khách Tỉnh ủy Bạc Liêu

Chúng tôi đến nhà công tử Khánh ở Cầu Sập, ngoại ô TP.Bạc Liêu. Nếu không được giới thiệu trước, tôi khó lòng tin được ông Khánh đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm (72 tuổi). Thời gian và sự sa sút kinh tế vẫn không làm lu mờ được vẻ sung mãn và nét quý tộc của người cuối cùng được hưởng trọn “danh vị” CTBL. Vừa nghe có khách viếng, ông khui hũ rượu ngâm cả tổ ong mật để nhâm nhi với món heo quay đặc sản xứ Bạc Liêu. Đúng là công tử! Sau mấy vòng xã giao, rượu ngà ngà, người đàn ông có 7 đời vợ chính thức với 7 dòng con này đã hé lộ cuộc đời ăn chơi “bá cháy” của mình.
Khoảng đầu thập niên 1960, được gia đình đưa lên Sài Gòn ăn học, nhưng do cái máu ăn chơi cứ rần rật nên dù được chu cấp khoản tiền rất lớn, nhưng thỉnh thoảng công tử Khánh vẫn phải về Bạc Liêu bán ít căn phố lầu. Một lần đang buồn vì hết tiền, bỗng công tử Khánh được gã người Hoa, một đại gia trong giới kinh doanh đồ cổ, kêu đến cho tiền với điều kiện: Về nhà ông ngoại lấy cặp lục bình đầu tiên trong số 5 cặp đang trưng bày, sẽ được thưởng 250.000 đồng.
Công tử Khánh càng hoảng hồn khi gã người Hoa nói rõ mồn một: “Cặp lục bình cao 7 tấc, có hình con rồng 5 móng ôm quanh, dưới đít có ấn triện đỏ”. Đến lúc “chôm” được, công tử Khánh càng hốt hoảng: Thằng cha này biết rành đồ trong nhà ông ngoại hơn cả cháu ruột. Cặp lục bình mang lên, gã người Hoa mân mê như trứng mỏng. “Rồng 5 móng là đồ ngự dụng. Đây là báu vật”. Nói xong, không chỉ giao đủ tiền, gã người Hoa còn thưởng thêm: “Nghe đồn cậu thích ăn chơi, bữa nay tôi đãi “nhất dạ đế vương”.
Nhà khách Tỉnh ủy Bạc Liêu
Là tay “chọc trời”, nhưng trong suốt cuộc đời ăn chơi đã qua và mãi đến sau này, công tử Khánh không bao giờ trải qua cảm giác tuyệt diệu như lần thưởng thức bữa “đại yến gan rồng” hôm ấy. “Mình mặc long bào, vừa ngồi vào ngai vàng đã có hoàng hậu đẹp như tiên giáng trần sà vào lòng, bên dưới 20 cung nữ “tuyệt sắc” uốn éo mời gọi...” - giọng ông Khánh trở nên nóng hổi. “Sau khi vui vầy với hoàng hậu, đến giờ ăn, một tên đóng vai thái giám bước vào nói léo nhéo giọng “xăng pha nhớt”: “Xin hoàng thượng ban thiện ngự”.
Đang cao hứng, nổi máu công tử, ông Khánh kêu: “Gan rồng”. Tưởng là nói chơi, nào ngờ một hồi sau tên thái giám bưng lên cái khai bên trong là con rồng được cắt tỉa từ củ hủ dừa đẹp như... tranh. Giữa bụng rồng là lá gan to cỡ cái chén. Vừa dọn, thái giám vừa giải thích: “Bẩm đây là gan con công. Công gần với phụng mà phụng song hành và ngang tước với rồng, nên nay dùng gan công thay thế cho gan rồng, mời bệ hạ”...
Vừa đưa miếng gan công qua đầu lưỡi, cái vị giác vốn no đủ “sơn hào hải vị” như được đánh thức bởi cái mùi thoang thoảng thơm, cái vị bùi bùi không gì sánh được khiến người từng trải như công tử Khánh cũng vỗ tay khen: “Thằng cha ba Tàu này cao tay ấn thật!”. 

Công tử Bạc liêu Xem tiền như giấy
Đã hơn thế kỷ trôi qua, thế sự đã bao đổi thay, nhưng cái thành ngữ CTBL vẫn được lưu truyền. Mỗi người một cách nhìn nhận, nhưng có điều chắc chắn là chẳng một ai đủ can đảm nổi tiếng theo cái danh vị ấy.
Theo Lục Tùng - Nhật Hồ