Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Vô địch World Final, Djokovic vẫn nể phục Fererder

- Djokovic cho rằng đối đầu với Federer là một đặc quyền và thử thách đầy duyên nợ dành cho mình, và anh vẫn đánh giá cao Federer. Chung kết ATP Finals 2012: Khi sức trẻ Djokovic lên tiếng Đả bại Murray, Federer gặp Djokovic ở chung kết ATP Finals Djokovic mạnh mẽ vào chung kết ATP Finals Tay vợt Novak Djokovic đã có một chiến thắng vô cùng ngoạn mục sau trận đấu đầy kịch tính, mãn nhãn với Roger Federer, tiến tới giành chức vô địch ATP World Tour Finals, đồng thời đạt danh hiệu tay vợt xuất sắc nhất năm 2012. Nhưng bản thân anh vẫn đánh giá rất cao Federer. Trả lời phỏng vấn trước báo giới sau trận đấu, Djokovic đã miêu tả trận đối đầu với Federer như một đặc quyền và duyên nợ trên đỉnh cao sau khi anh đẩy lùi vị trí của tay vợt người Thụy Sỹ ở BXH ATP Ranking và tiếp tục đánh bại Federer ở trận chung kết ATP Finals năm nay.
Djokovic và Federer nhận giải thưởng sau trận đấu (ảnh: kansas) Djokovic cũng bày tỏ sự tôn trọng và thán phục của mình trước đối thủ người Thụy Sỹ, cũng như dành cả sự tôn trọng đối với những tay vợt còn lại đã tham dự trong suốt mùa giải. “Đối mặt trước Federer, đối với tôi đó luôn là một đặc quyền và thử thách không hề hề dễ dàng. Nhưng tôi thực sự vẫn muốn gửi lời chúc mừng tới Federer vì anh vẫn có một năm thi đấu đáng kinh ngạc.” – Djokovic chia sẻ. Nói về giải đấu ATP Finals năm nay, Djokovic cũng cho biết: “Đây chắc chắn luôn là một giải đấu hàng đầu mà những tay vợt chúng tôi có được trong cả năm tham gia tour đấu. Đây là đỉnh cao tuyệt vời nhất trong tất cả các giải đấu của suốt mùa giải trong năm và những tay vợt tên tuổi, những tay vợt xuất sắc nhất đều thi đấu tại đây.” Bên cạnh đó, tay vợt Serbia cũng dành lời cám ơn tới những CĐV, những khán giả hâm mộ đã luôn dành sự ủng hộ nhiệt tình cho anh cũng như các tay vợt tham dự. “Tôi không thể đạt được vinh dự này nếu như không có họ” – Nole khẳng định. Về phía Federer, bản thân anh đã để mất vị trí số 1 trên BXH thế giới và cũng để mất danh hiệu tay vợt xuất sắc nhất trước Djokovic, nhưng Federer vẫn Djokovic quả thực xứng đáng với những nỗ lực mà anh ấy giành được để kết thúc một năm 2012 với những thành tích đáng nể: “Xin chúc mừng Djokovic! Anh ấy đã có một mùa đấu đầy phong độ và năm nay, anh ấy là tay vợt số 1!”./. Thắng Federer, Del Potro sẽ gặp Djokovic Djokovic đứng đầu bảng A, giành vé vào bán kết Tái ngộ Murray, chiến thắng lại thuộc về Djokovic ATP World Tour Finals: Djokovic tạm thời dẫn đầu Paris Masters 2012: Djokovic ngủ quên trên chiến thắng? Federer để mất vị trí số 1 vào tay Djokovic Federer vẫn cạnh tranh quyết liệt với Djokovic ở vị trí số 1 TL/VOV online Theo Skysports

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

CK đơn nam Roland Garros 2012, Nadal – Djokovic: Bước chân huyền thoại 10/6/2012 08:20

- Rafael Nadal hay Novak Djokovic chiến thắng trong trận chung kết Roland Garros 2012 đều sẽ là người viết tiếp câu chuyện của những huyền thoại.
Chức vô địch Roland Garros lần thứ 7 trong vòng 8 năm chỉ còn cách Nadal đúng một trận đấu. Cũng như hai mùa giải 2008 và 2010, “Vua đất nện” đi tới chung kết mà không để thua bất kỳ set nào, thậm chí năm 2012 còn ấn tượng hơn nữa khi Nadal chỉ để thua có 35 game sau 6 trận đấu, trung bình chưa đầy 6 game/trận có 3 set đấu, con số cho thấy Rafa áp đảo như thế nào trước mọi đối thủ ở Roland Garros. Và cuối cùng đối thủ xứng tầm nhất với Nadal cũng xuất hiện ở trận chiến quyết định nhà vô địch, Novak Djokovic.
Chiếc cúp Mousquetaires dành cho Rafa hay Nole?
Không ấn tượng như “Vua đất nện”, thậm chí phải trầy trật và thoát hiểm ở những thời khắc giữa thắng và thua ở vòng 4 và tứ kết, nhưng lần đầu tiên có mặt ở chung kết Roland Garros cũng là một bước tiến thần kỳ của Novak Djokovic sau rất nhiều nỗ lực trước đó. Có thể với bất cứ ai, phong độ của Nole ở thời điểm hiện tại không thể so sánh với một năm về trước khi tay vợt người Serbia thắng hết trận này đến trận khác ở mọi giải đấu, nhưng việc vượt qua được Roger Federer ở bán kết để tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ lập lại kỳ tích giành 4 Grand Slam liên tiếp của huyền thoại Rod Laver từ năm 1969 đang hiển hiện trước mắt Nole.
Nếu đây là trận chung kết một năm trước, có lẽ khi đặt lên bàn cân so sánh thì Djokovic không hề e ngại Nadal nhưng tất cả đã thay đổi nhanh chóng kể từ khi Rafa chấm dứt chuỗi 7 trận chung kết liên tiếp bại trận trước Nole ở Monte-Carlo Masters 2012. Từ mặt sân đất nện nơi Nadal lập kỷ lục vô địch 8 lần liên tiếp đến trận chung kết ở Rome Masters, nơi cũng như là mảnh đất quen thuộc của Rafa, “Vua đất nện” tiếp tục khiến Djokovic phải gác vợt để khẳng định sức mạnh tuyệt đối trên mặt sân sở trường. Rõ ràng Djokovic có thể đánh bại Nadal trên mặt sân cứng, sân cỏ nhưng sân đất nện là câu chuyện khác.
Khi đã trở thành tay vợt gần như bất khả chiến bại ở Roland Garros (hiện tại cũng chỉ có mỗi Robin Soderling nếm trải cảm giác chiến thắng) nhưng Nadal không dừng lại ở đó. Sự thay đổi đáng kể trong cú quả, đặc biệt là cú giao bóng tại Roland Garros 2012 uy lực hơn rất nhiều, vẫn đang giúp Nadal ngày càng hoàn thiện những kỹ năng mà chỉ mình Rafa mới có trên mặt sân đất nện nước Pháp. Những sự chuẩn bị như “dạo chơi” trước trận chung kết Roland Garros 2012 có lẽ là màn tập dượt tốt nhất để Rafa chuẩn bị cho cuộc đấu với đối thủ nguy hiểm nhất trên mặt sân đất nện, đã không còn là Roger Federer mà là Novak Djokovic.
Nadal nhỉnh hơn trong 32 lần đối đầu
Mùa giải 2012 đã trôi qua gần nửa chặng đường, gần như Djokovic đang có dấu hiệu sa sút nếu lấy thước đo với mùa giải 2011. Ngay cả những cuộc đối đầu với Nadal cũng không còn nằm trong tay Nole sau hai thất bại liên tiếp ở Monte-Carlo và Rome. Vị trí số 1 thế giới vẫn nằm trong tay Djokovic nhưng thực tế Nole đang có dấu hiệu chững lại sau một năm thần kỳ. Duy chỉ có một điều là ý chí và bản lĩnh của Djokovic vẫn chưa hề thay đổi nếu nhìn vào cái cách Nole vượt qua những ranh giới giữa thắng và thua trong hai trận đấu ở Roland Garros mùa giải này.
Mặt sân ở Roland Garros với những cấu tạo đặc biệt như để một tay vợt sinh ra để làm “Vua đất nện” như Nadal chinh phục hết năm này qua năm khác. Novak Djokovic đang là kẻ thách thức lớn nhất đến ngai vàng của Rafa trong trận quyết chiến đáng chờ đợi nhất của làng banh nỉ thế giới.
Đối đầu Nadal 18–14 Djokovic
Chung kết: Nadal 7-7 Djokovic
Các trận đấu tại Grand Slam: Nadal 5-3 Djokovic
Chung kết Grand Slam: Djokovic 3-1 Nadal
Masters 1000: Djokovic 10-8 Nadal
Chung kết Masters 1000: Nadal 5-4 Djokovic
Olympic: Nadal 1-0 Djokovic
Sân đất nện: Nadal 11-2 Djokovic
Sân cứng: Djokovic 11-5 Nadal (Sân cứng ngoài trời: Djokovic 9-3 Nadal, sân cứng trong nhà: Djokovic 2-2 Nadal)
Sân cỏ: Nadal 2-1 Djokovic

Chung kết đơn nữ Grand Slam Sharapova Errani


Chung kết đơn nữ Grand Slam Sharapova Errani

- Ngày 9-6, Maria Sharapova đã đánh bại đối thủ người Ý Sara Errani với tỉ số 2-0 (6-3, 6-2) ở chung kết để lần đầu tiên đăng quang Giải Pháp mở rộng.
Chiến thắng này không chỉ giúp Sharapova hoàn tất trọn bộ bốn chức vô địch Grand Slam (trước đó Sharapova vô địch Wimbledon 2004, Mỹ mở rộng 2006 và Úc mở rộng 2008) mà còn để ghi dấu ấn mừng cô trở lại ngôi số 1 thế giới vào tuần sau.



Sharapova hạnh phúc với chức vô địch Pháp mở rộng - Ảnh: Reuters
Phần thưởng cho Sharapova là 1,25 triệu euro, còn Errani nhận 625.000 euro.
* Hôm nay (10-6) diễn ra trận chung kết đơn nam giữa tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic và “Vua đất nện” Rafael Nadal. Đây là lần đầu tiên Djokovic vào đến chung kết Giải Pháp mở rộng.








Sharapova hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam



 - Ngày 9-6, Maria Sharapova đã đánh bại đối thủ người Ý Sara Errani với tỉ số 2-0 (6-3, 6-2) ở chung kết để lần đầu tiên đăng quang Giải Pháp mở rộng.
Chiến thắng này không chỉ giúp Sharapova hoàn tất trọn bộ bốn chức vô địch Grand Slam (trước đó Sharapova vô địch Wimbledon 2004, Mỹ mở rộng 2006 và Úc mở rộng 2008) mà còn để ghi dấu ấn mừng cô trở lại ngôi số 1 thế giới vào tuần sau.
Sharapova hạnh phúc với chức vô địch Pháp mở rộng - Ảnh: Reuters
Phần thưởng cho Sharapova là 1,25 triệu euro, còn Errani nhận 625.000 euro.
* Hôm nay (10-6) diễn ra trận chung kết đơn nam giữa tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic và “Vua đất nện” Rafael Nadal. Đây là lần đầu tiên Djokovic vào đến chung kết Giải Pháp mở rộng.

Sharapova wins French Open | Other Sports | Sports | Toronto Sun

Sharapova wins French Open | Other Sports | Sports | Toronto Sun

gulfnews : Poised Sharapova crowned queen of Roland Garros

gulfnews : Poised Sharapova crowned queen of Roland Garros

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Chuyện công tử Bạc Liêu và “đại yến gan rồng”


Công tử Bạc Liêu là thành ngữ xuất phát từ cuộc đời ăn chơi trở thành “huyền thoại” của những cậu ấm từ vùng đất từng được mệnh danh là giàu nhất Nam Bộ.


Nét phong độ vẫn còn đó ở người đàn ông 72 tuổi được người đời phong danh “Công tử Khánh”.

“Đệ nhất ăn chơi”
Nhà báo, nhà văn Phan Trung Nghĩa, người được giới cầm bút phong tước hiệu “Công tử Bạc Liêu” (CTBL) không chỉ vì anh là tác giả quyển sách “Công tử Bạc Liêu - sự thật và giai thoại” mà còn bởi phong cách chơi đến “mát trời ông địa”, đã có lần thú nhận với tôi rằng: “So với “kỳ tích” của tiền bối, tôi chưa được đứng gần hàng rào của cái thành trì ăn chơi đó”.
Đây là nhà Công tử Bạc liêu, cây dừa là sản phẩm duy nhất còn lại trên đất Công tử Bạc liêu
Theo Phan Trung Nghĩa, đối tượng khai sinh ra thành ngữ CTBL chính là Huỳnh Văn Phước, gọi theo tiếng Hoa là Dù Hột, con của ông chủ Chá, một đại địa chủ xứ Bạc Liêu. Tương truyền Dù Hột “chịu chơi” đến mức khi thấy có 5 chiếc xe tranh nhau chở khách bèn bao tất tần tật vì ngưỡng mộ cái thú trả tiền không cần “cân đo đong đếm”.
Chiếc chở công tử, chiếc chở nón, chiếc chở gậy, chiếc chở cặp da và chiếc chở mắt kiếng. Về sau thành ngữ CTBL được “xã hội hóa”, gọi chung cho tất cả những “địa chủ con” ở Bạc Liêu có máu ăn chơi danh bất hư truyền. Mỗi người mỗi nết, nhưng tất cả đều có điểm chung là xem tiền như giấy lộn và chẳng có món ngon vật lạ nào trên đời này mà các “cậu” chưa trải qua.
Đương thời, người ta xếp hạng CTBL theo 4 trường phái. Đại diện cho trường phái “trăng hoa” là công tử Điều. Cậu sẵn sàng hạ lệnh cho tá điền vác cả trăm giạ lúa đổi lấy một đêm vui với người đẹp. Mỗi lần là một “hương đồng gió nội” khác nhau, quyết không lặp lại. Lưu truyền sau một đêm vui vẻ với con gái ông Trần Thanh Bạch - người được mệnh danh là người đẹp xứ Bạc Liêu thời ấy, công tử tỏ ra rất đẹp lòng nên “bo” thêm tiền cho người đẹp cất nhà, còn chuyện tình cảm thì công tử đã đoạn tuyệt ngay sau cái đêm “hôm ấy”.
Đại diện cho trường phái “văn nghệ” là công tử Lũy. Không chỉ thường xuyên tổ chức đại tiệc, công tử còn nuôi nấng cả đoàn ca hát trong nhà. Đại diện cho trường phái “yêng hùng” là công tử Cân (Phan Kim Cân). 
Từng du học bên Tây, lại là con trai đại điền chủ nức tiếng giàu có Trần Trinh Trạch, người sở hữu 110.000ha lúa và hơn 100.000ha muối... nên cậu Ba Huy có những cách chơi vượt cả “mình rồng”. Cậu rinh về chiếc xe “mu rùa” Peugeot, loại xe mà đương thời chỉ có vua Bảo Đại mới dám sắm để vi hành, chỉ để đi... thăm ruộng. Thậm chí sau này cậu Ba còn mua cả máy bay làm chân đi thăm ruộng và thuê người Tây về làm quản lý điền sản...
(Đây là đất vườn nhà Công tử Bạc liêu hiện giờ cho thuê mở quán cafe sân vườn)
Còn về “bản lĩnh đàn ông”, cậu Ba quả là cao thủ khi không chỉ cưới vợ Tây mà còn là người đầu tiên ở miền Tây tổ chức thi “đấu xảo sắc đẹp” vào năm 1940 với vai trò là chủ khảo. Danh sách "nhân tình, nhân ngãi" của cậu Ba, toàn là người đẹp và nghệ sĩ nổi tiếng đương thời, dài đến mức ngay cả cậu cũng không sao nhớ hết...
Nói về “kỳ tài ăn chơi” quả cậu Ba Huy xứng danh là đệ nhất CTBL, bởi trên đời này chỉ mỗi món “gan rồng” là chưa từng nếm. Nhưng chính đây là “gót chân A-sin” khiến sau này vị đệ nhất CTBL đã bị qua mặt, mà người đó lại là cháu ruột kêu cậu Ba bằng cậu: Công tử Khánh.
“Mình rồng” và “đại yến gan rồng”
Sinh năm 1940, cầm tinh con rồng, cuộc đời của công tử Khánh (tên thật là Phan Kim Khánh) có lúc ăn chơi chẳng kém “mình rồng”. Là sản phẩm của cuộc tình đầy lãng mạn giữa “công tử yên hùng” Phan Kim Cân và quý nữ thứ sáu của đại điền chủ Trần Trinh Trạch - bà Trần Thị Đông, lẽ đương nhiên ông Khánh sẽ trở thành công tử, nhưng chính cái tính “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” đã thôi thúc ông cố công tạo dựng cho mình “thương hiệu riêng” đến mức người từng trải như cậu Ba Huy cũng chào thua vì chưa lần được nếm món “gan rồng” như cháu.
Nhà khách Tỉnh ủy Bạc Liêu

Chúng tôi đến nhà công tử Khánh ở Cầu Sập, ngoại ô TP.Bạc Liêu. Nếu không được giới thiệu trước, tôi khó lòng tin được ông Khánh đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm (72 tuổi). Thời gian và sự sa sút kinh tế vẫn không làm lu mờ được vẻ sung mãn và nét quý tộc của người cuối cùng được hưởng trọn “danh vị” CTBL. Vừa nghe có khách viếng, ông khui hũ rượu ngâm cả tổ ong mật để nhâm nhi với món heo quay đặc sản xứ Bạc Liêu. Đúng là công tử! Sau mấy vòng xã giao, rượu ngà ngà, người đàn ông có 7 đời vợ chính thức với 7 dòng con này đã hé lộ cuộc đời ăn chơi “bá cháy” của mình.
Khoảng đầu thập niên 1960, được gia đình đưa lên Sài Gòn ăn học, nhưng do cái máu ăn chơi cứ rần rật nên dù được chu cấp khoản tiền rất lớn, nhưng thỉnh thoảng công tử Khánh vẫn phải về Bạc Liêu bán ít căn phố lầu. Một lần đang buồn vì hết tiền, bỗng công tử Khánh được gã người Hoa, một đại gia trong giới kinh doanh đồ cổ, kêu đến cho tiền với điều kiện: Về nhà ông ngoại lấy cặp lục bình đầu tiên trong số 5 cặp đang trưng bày, sẽ được thưởng 250.000 đồng.
Công tử Khánh càng hoảng hồn khi gã người Hoa nói rõ mồn một: “Cặp lục bình cao 7 tấc, có hình con rồng 5 móng ôm quanh, dưới đít có ấn triện đỏ”. Đến lúc “chôm” được, công tử Khánh càng hốt hoảng: Thằng cha này biết rành đồ trong nhà ông ngoại hơn cả cháu ruột. Cặp lục bình mang lên, gã người Hoa mân mê như trứng mỏng. “Rồng 5 móng là đồ ngự dụng. Đây là báu vật”. Nói xong, không chỉ giao đủ tiền, gã người Hoa còn thưởng thêm: “Nghe đồn cậu thích ăn chơi, bữa nay tôi đãi “nhất dạ đế vương”.
Nhà khách Tỉnh ủy Bạc Liêu
Là tay “chọc trời”, nhưng trong suốt cuộc đời ăn chơi đã qua và mãi đến sau này, công tử Khánh không bao giờ trải qua cảm giác tuyệt diệu như lần thưởng thức bữa “đại yến gan rồng” hôm ấy. “Mình mặc long bào, vừa ngồi vào ngai vàng đã có hoàng hậu đẹp như tiên giáng trần sà vào lòng, bên dưới 20 cung nữ “tuyệt sắc” uốn éo mời gọi...” - giọng ông Khánh trở nên nóng hổi. “Sau khi vui vầy với hoàng hậu, đến giờ ăn, một tên đóng vai thái giám bước vào nói léo nhéo giọng “xăng pha nhớt”: “Xin hoàng thượng ban thiện ngự”.
Đang cao hứng, nổi máu công tử, ông Khánh kêu: “Gan rồng”. Tưởng là nói chơi, nào ngờ một hồi sau tên thái giám bưng lên cái khai bên trong là con rồng được cắt tỉa từ củ hủ dừa đẹp như... tranh. Giữa bụng rồng là lá gan to cỡ cái chén. Vừa dọn, thái giám vừa giải thích: “Bẩm đây là gan con công. Công gần với phụng mà phụng song hành và ngang tước với rồng, nên nay dùng gan công thay thế cho gan rồng, mời bệ hạ”...
Vừa đưa miếng gan công qua đầu lưỡi, cái vị giác vốn no đủ “sơn hào hải vị” như được đánh thức bởi cái mùi thoang thoảng thơm, cái vị bùi bùi không gì sánh được khiến người từng trải như công tử Khánh cũng vỗ tay khen: “Thằng cha ba Tàu này cao tay ấn thật!”. 

Công tử Bạc liêu Xem tiền như giấy
Đã hơn thế kỷ trôi qua, thế sự đã bao đổi thay, nhưng cái thành ngữ CTBL vẫn được lưu truyền. Mỗi người một cách nhìn nhận, nhưng có điều chắc chắn là chẳng một ai đủ can đảm nổi tiếng theo cái danh vị ấy.
Theo Lục Tùng - Nhật Hồ

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Học chơi Tennis

Mời click vào đây để học chơi Tennis rất hay các bạn, nó sẽ giúp chúng ta chơi Tennis có kinh nghiệm nhiều hơn, hiểu biết thêm vể thuật ngữ Tennis, và nhiều vấn đề có liên quan đến việc duy trì sức khỏe....

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Giao lưu Tennis Nhà bè Củ Chi


Vinhquan Farmer Slideshow: HOANONGDAN’s trip to Ho Chi Minh City, Vietnam was created by TripAdvisor. See another Ho Chi Minh City slideshow. Create a free slideshow with music from your travel photos.
- Sau buổi giao hữu quần vợt tại sân CLB Cotex, đoàn vận động viên CLB Tennis Sư 9 Đồng dù Củ chi được chủ trang trại Vinh Quảng mời về tại khu nhà sàn Cổ trong trang trại Vườn Sinh thái đẹp rộng 5ha tại xã Phú xuân, huyện Nhà Bè để giao lưu văn hóa ẩm thực, hát hò cho vui sau đó Chủ doanh nghiệp Giám đốc Nhanh mời về nhà hàng Nhà Bè by Night để giao lưu văn nghệ

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

GIẢI QUẦN VỢT CHÀO MỪNG 37 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC 30/4/1975 - 30/4/2012

Hội nông dân Nhà Bè khai mạc giải quần vợt mở rộng chào mừng kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc 30/4/1975 - 30/4/2012
Ông Phạm văn Đứng Chủ tịch Hội nông dân Nhà Bè trân trọng cám ơn Nhà tài trợ chính Ông Trần Thế Linh Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty giầy Vĩnh Thịnh và ông Nguyễn văn Trọng Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Vạn Thịnh Phước
Ông Tràn Thế Linh Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty giầy Vĩnh Thịnh giới thiệu Cúp Bình Xuyên biểu tượng tứ Linh, Rồng là con vật linh thiêng thể hiện sức mạnh của Cty giầy Vĩnh Thịnh và sẽ tặng cho đội vô địch cho giải Tennis do Hội nông dân Nhà Bè tổ chức
 Ông Trần Thế Linh và ông Nguyễn văn Trọng trao tặng Cúp Bình Xuyên cho đôi nam Trần văn Đông nguyên là Trưởng Ban Tổ chức thành ủy và ông Võ văn Cương nguyên là Phó Bí thư Thường trực thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
 Vui cùng nhà vô  địch cúp Bình Xuyên lần thứ nhất tại Câu lạc bộ quần vợt An Điền, Nhà bè

 Ông Trần Thế Linh nhà tài trợ chính cám ơn các vận động viên đã cống hiến cho buổi giao lưu hôm nay nhiều pha bóng ly kỳ và hấp dẫn và để cho không khí thêm phần vui vẻ mời các bạn cùng nâng ly
 Ông Trần Quang Khải giám đốc tập đoàn Đất Việt tặng Cúp đặt biệt cho ông Phạm văn Đứng chủ nhiệm câu lạc bộ quần vợt An Điền, Hội nông dân Nhà Bè

 Ca sỷ Thanh Thúy trình bày nhạc phẩm Diểm xưa tặng cho các vận động viên
và nhà vô địch cúp Bình Xuyên
Hai danh ca nổi tiếng Cẩm Vân và Thanh Thúy với nhạc phẩm Lệ Đá....Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn....bay trong chiều vàng.....ái ân bây giờ là.....

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Khúc bi tráng mang tên Djokovic

Khúc bi tráng mang tên Djokovic
TT - Nếu như bạn đứng về phía Rafael Nadal hay Novak Djokovic trong trận chung kết đơn nam Giải quần vợt Úc mở rộng tối qua, chắc chắn sẽ có cảm giác giống như tôi, căng thẳng đến nghiệt ngã với nhiều cảm xúc khó quên.
Djokovic hôn lên cúp vô địch - Ảnh: TRUNG NGHĨA
Khúc bi tráng dường như được bắt đầu từ trước trận chung kết. Không chỉ hơn một ngày nghỉ mà ở vòng bán kết, Nadal thắng Federer 3-1, trong khi Djokovic phải lội ngược dòng để thắng Andy Murray với tỉ số 3-2 và gần như ván đấu nào cũng đi đến con số tận cùng. Nhắc đến chi tiết này để thấy lợi thế của Nadal và giá trị của chiến thắng mang tên Djokovic.
Có lẽ bị mài sức với Murray nên Djokovic nhập cuộc khá chậm và mới ở ván giao bóng thứ ba đã bị gãy, tạo cơ hội cho Nadal dẫn trước 4-2. Với các tay vợt đỉnh cao, việc gãy giao bóng đồng nghĩa với ván thua, nhưng Djokovic đã đưa trận chung kết đến ngoạn mục bằng việc không dễ dàng khuất phục khi đưa set đấu đến tỉ số hòa 5-5. Tuy nhiên chính thời điểm này, ván 11, Djokovic lại gãy ván giao bóng, giúp Nadal dẫn trước 6-5. Và khúc bi tráng bắt đầu. Nadal thắng set 1 với tỉ số 7-5 sau 80 phút giằng co.
Quần vợt là một môn thể thao không chỉ của kỹ thuật, thể lực mà còn của chiến thuật. Rất nhiều tình huống, ống kính truyền hình quay ngang mới thấy đường bóng của Nadal cực xoáy, sung mãn trong khi các đường trả bóng của Djokovic có độ cong cao, điểm rơi chính xác buộc Nadal phải di chuyển rộng và đánh bóng trong thế kẹt.
Không hẳn là “vô chiêu thắng hữu chiêu” mà là cuộc trình diễn của nhu và cương “bên tám lạng, người nửa cân” khiến trận đấu thêm ngoạn mục. Thắng liền hai set với tỉ số 6-4, 6-2, Djokovic vươn lên dẫn 2-1.
Và set đấu thứ tư mới là đỉnh điểm của cuộc so tài giữa hai tay vợt mạnh nhất thế giới. Kịch tính bắt đầu ở ván đấu thứ 8, khi trước đó cả hai đều giành chiến thắng ở ván cầm giao bóng. Nadal giao bóng và bị gác trước 0-40. Chính vào lúc chiến thắng tưởng như đến sớm thì “ông vua thể lực” ghi liên tiếp 5 điểm để cân bằng tỉ số 4-4.
Chắc chắn cả hai sẽ nhớ khúc quanh “định mệnh” này bởi với Nadal đó là hi vọng và Djokovic là sự tiếc nuối. Hòa 6-6, cả hai phải phân thắng bại bằng tie break.
Chắc còn rất nhiều điều để nói về trận đấu kinh điển này khi mà ngay trong các lần giao bóng tie break cũng ẩn chứa sự gay cấn, nghiệt ngã. Djokovic dẫn trước đến 5-3 rồi lại để Nadal bắt kịp 5-5 và thắng lại 7-5.
Hòa 2-2, hai tay vợt mạnh nhất nhì thế giới đã đưa nhau vào set đấu thứ 5. Cứ như kịch bản được dàn dựng để chinh phục người hâm mộ, Djokovic vừa gãy ván giao bóng để Nadal dẫn trước 4-2 thì ngay sau đó đến lượt Nadal mất break. Tỉ số cân bằng 4-4 rồi 5-5.
Định mệnh đã an bài. Đúng vào thời điểm quyết định này, Nadal mất ván giao bóng và đây cũng là lần gãy giao bóng cuối cùng. Djokovic đã không bỏ qua cơ hội quyết định dù set đấu kịch tính đến phút chót.
Riêng mình, nhìn cả hai thi đấu với hơn năm giờ, tôi không thể hiểu được họ lấy đâu ra sức để có thể vừa chạy vừa trượt và vừa đánh bóng. Nhưng câu hỏi cũng là câu trả lời bởi trong cuộc đua marathon này, người chiến thắng đã là nhà vô địch. Và Djokovic đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch trong một trận đấu đến tận cùng sức lực và nghẹt thở như vậy.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Kinh Nghiệm Làm giàu không cần bằng Đại học....ok!

Trong số những người giàu nhất nước Mỹ, nhiều người có bằng tiến sĩ nhưng cũng có khá nhiều người chẳng hề có lấy một tấm bằng đại học, vốn được nhiều người coi như điều kiện tiên quyết của mọi thanh niên trước khi xây dựng sự nghiệp.

>> Những kỹ năng nghề nghiệp không thể thiếu trong năm 2012
>> Top công việc hoàn hảo cho phái đẹp
>> Tư vấn: Chuyển việc ở tuổi 30
Thực tế đã chứng minh, một tấm bằng đại học chẳng phải là một điều kiện phải có để kiếm được số tài sản lớn. Rất nhiều người trong số những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Steve Jobs... đã từ bỏ giảng đường để theo đuổi những giấc mơ riêng và cuối cùng đã thành công rực rỡ. Trong số 400 người giàu nhất nước Mỹ, có 63 doanh nhân không tốt nghiệp đại học, chiếm hơn 15%. Học giả Michael Ellsberg, tác giả cuốn sách Giáo dục triệu phú, đã dành hai năm để phỏng vấn những doanh nhân nổi tiếng nhằm tìm ra những điểm chung giữa họ.

Sau đây là một số ít những bí quyết quan trọng của những tỷ phú thành công, những người đã học hỏi chủ yếu từ kinh nghiệm cuộc sống chứ không phải từ những giảng đường danh tiếng. Có thể những ý tưởng này sẽ truyền cảm hứng cho những thanh niên tham vọng lớn. Và ngược lại, nếu không muốn, bạn hoàn toàn có thể từ bỏ giấc mộng làm giàu nhanh và quay trở về với mái trường đại học.

Bỏ qua đại học, vào "học" Google

Đây là lời khuyên từ tỷ phú Sean Parker, một tỷ phú thành công nhờ Facebook với tài sản trị giá 2,1 tỷ USD. Sean Parker cho rằng :"Khi những công cụ hùng mạnh về kiến thức và học hỏi luôn sẵn có ở mọi nơi trên thế giới, cách giáo dục truyền thống ngày càng trở nên ít quan trọng hơn.

Những người ham học hỏi có cơ hội học tập từ những kho kiến thức, tư liệu đa dạng và khổng lồ trên Internet, miễn là bạn đủ kiên trì. Học cũng có cơ hội trao đổi, trò chuyện với những người giỏi giang trong mọi lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế, chắc chắn sẽ xuất hiện một thế hệ những doanh nhân mới, những người đạt được thành công nhờ những kiến thức tự khám phá".

Luôn luôn có thể quay đầu

Tỷ phú Dustin Moskovitz, người cũng thành công từ Facebook với tài sản 3,5 tỷ USD cho rằng, bạn luôn có thể học đại học lúc nào bạn muốn. Dustin Moskovitz cũng là một người bạn đã rời bỏ Đại học danh tiếng Harvard để tham gia Facebook cùng với Mark Zuckerberg.

Moskovit chia sẻ :"Nếu Facebook không thành công, tôi có thể quay trở lại Harvard bất cứ lúc nào. Bạn bè của tôi lúc đó có thể đã ra trường, tôi có thể phải đi học mà không có bạn bè đồng niên để vui chơi. Đó là một rủi ro, nhưng chỉ là một rủi ro rất nhỏ so với cơ hội để đạt được thành công lớn lúc đó".

Luôn luôn là ông chủ

Đây là bí quyết của Phil Ruffin, tỷ phú sở hữu tập đoàn Treasure Island Casinos, tài sản 2,4 tỷ USD. Từng là một nhân viên làm việc tại sòng bài, Phil Ruffin sau đó đã bỏ việc và tìm cách gây dựng sự nghiệp riêng. Bắt đầu từ việc mở cửa hàng nhỏ, sau đó là chuỗi cửa hàng, rồi đến khách sạn và các sòng bài.

"Lời khuyên mà tôi đưa ra cho các bạn trẻ ư ? Đó chỉ có thể là : Hãy bỏ việc. Đừng làm việc cho bất kỳ ai. Bạn thực sự không thể gây dựng được sự nghiệp, tạo dựng của cải riêng nếu suốt đời cứ làm việc cho người khác. Dù có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, sẽ khó khăn cực nhọc, nhưng làm gì có thành công nào có thể mua bằng giá rẻ ?".

"Mặt dày"

Lời khuyên nghe có vẻ kỳ cục này là của tỷ phú John Paul DeJoria, chủ sở hữu thương hiệu mỹ phẩm cho tóc nổi tiếng Paul Michell Systems và Patron Tequila. Tài sản của ông vào khoảng 4 tỷ USD.

Vị cựu chiến binh hải quân Mỹ này từng sống trên một chiếc Rolls-Royce cũ nát khi ông còn đi bán dầu gội đầu giao tại nhà. Sau đó ông đã mở cửa hàng và phát triển nó thành thương hiệu Paul Michell nổi tiếng. Ông cho biết :"Tôi đã học về nghệ thuật bán hàng và marketing từ việc đi gõ hàng trăm cánh cửa mỗi ngày. Trong một trăm cánh cửa, tôi thường bị 99 cánh cửa đóng sầm ngay trước mũi, trước khi bán được một chai dầu gội cho khách hàng. Bạn cũng vậy, dù biết có thể phải nhận một trăm lời từ chối phũ phàng nhưng việc bạn vẫn phải làm là tìm đến 100 người đó. Cơ hội chính là ở đó.

Thống kê học vấn của 400 người giàu nhất nước Mỹ cho thấy có 27 người chỉ học hết cấp 3 và 36 người bỏ học đại học giữa chừng (chiếm gần 16%). Tuy nhiên, phần lớn các tỷ phú có bằng đại học hoặc cao học. Có 161 người có bằng cao học, 35 người là luật sư, 21 tiến sĩ, 84 người có bằng MBA và 40 người có các loại bằng cấp khác.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Nhabe May Slideshow Slideshow

Nhabe May Slideshow Slideshow: TripAdvisor™ TripWow ★ Nhabe May Slideshow Slideshow ★ to Ho Chi Minh City. Stunning free travel slideshows on TripAdvisor

CLUB TENNIS PHUTHO: VIDEO CLIP CLB TENNIS PHÚ THỌ

CLUB TENNIS PHUTHO: VIDEO CLIP CLB TENNIS PHÚ THỌ: Clb Tennis Phutho Slideshow : HOATENNIS’s trip from Ho Chi Minh City , Vietnam to Pattaya , Thailand was created by TripAdvisor . See anot...

NHẬN KỶ NIỆM CHƯƠNG

NHẬN KỶ NIỆM CHƯƠNG

<object width="420" height="315"><param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/PWdBsA27kI8?version=3&amp;hl=vi_VN"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="https://www.youtube.com/v/PWdBsA27kI8?version=3&amp;hl=vi_VN" type="application/x-shockwave-flash" width="420" height="315" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true"></embed></object>