Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Bạn cần quan tâm...!!!

6 giờ sáng ngày 10/10/2010, toàn bộ đình, đền, chùa trên toàn quốc sẽ gióng hồi chuông báo Đại lễ.
Buổi lễ diễu binh, diễu hành có quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay sẽ diễn ra tại Quảng trường Ba Đình.
Các điểm xem diễu binh, diễu hành
Lễ rước đuốc bắt đầu từ 7 giờ 55 từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắp lên đài lửa. Sẽ có 21 phát đại bác, thả 1.000 con chim bồ câu. Tiếp đó, 10 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu mang dòng chữ "Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" diễu qua khán đài.
Sẽ có 17 khối diễu hành (200 người/khối) trong đó có khối xe nghi lễ, rước rồng thời Lý - biểu trưng Hà Nội và xe rước bằng UNESCO công nhận Hoàng Thành - Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới... Kết thúc chương trình là 1.000 thiếu nhi sẽ thả lên một rừng bóng bay và chim bồ câu. Đoàn diễu binh, diễu hành sẽ tập trung tại đường Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, sau đó sẽ tiến vào lễ đài.
Sau khi đi qua lễ đài, đoàn diễu binh, diễu hành sẽ tách đi hai hướng. Hướng thứ nhất từ đường Hùng Vương đi qua các tuyến phố: Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Hồ Ngọc Khánh - Khách sạn Daewoo - ra ngã 5 Cầu Giấy. Hướng thứ hai từ đường Hùng Vương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Nhà hát lớn.
Người dân có thể đứng trên các tuyến đường này chờ xem đoàn diễu binh, diễu hành đi qua (nhưng chỉ xem được một nửa đoàn diễu binh, diễu hành). Điểm đẹp nhất có thể xem được toàn bộ là khu vực quanh khán đài. Tuy nhiên, địa điểm này chủ yếu là khách mời. Người dân muốn xem phải đi từ rất sớm và phải đứng theo khu vực do Ban tổ chức sắp xếp.
Còn một điểm khác có thể xem được toàn bộ các đoàn diễu binh, diễu hành là khu vực đường Nguyễn Thái Học (đoạn từ ngã tư Kim Mã- Nguyễn Thái Học đến đoạn ngã tư Nguyễn Thái Học - Hùng Vương). Tuy nhiên, thời điểm này sẽ cấm đường trên diện rộng, chỉ người dân đang sinh sống trong khu vực, người đi bộ mới có thể đến được khu vực này.
Ở các đường, phố có chốt chặn, xe máy đi gần tới chốt sẽ được hướng dẫn nơi gửi xe để vào xem diễu binh, diễu hành.
Đường nào bị cấm từ tối mùng 9?
Từ 20 giờ ngày 9/10 đến 23 giờ ngày 10/10 sẽ cấm các phương tiện giao thông đi vào 30 tuyến đường và đoạn đường: Hàng Đậu, Hàng Than, Cửa Bắc, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh (đoạn gần hồ Ngọc Khánh), Kim Mã, Nguyễn Thái Học (đoạn từ ngã tư Kim Mã, Nguyễn Thái Học đến ngã tư Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn), Lê Duẩn (đoạn từ ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học đến ngã ba Lê Duẩn - Điện Biên Phủ), Cửa Nam, Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng (đoạn từ Ngô Quyền đến Lê Thánh Tông), Lê Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Quảng trường Cách mạng tháng 8, Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Chu Văn An, Cao Bá Quát, Trần Phú.
Lễ Bế mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10/10 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) nên tuyến đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Láng - Hòa Lạc - đường 70 (đoạn từ xã Tây Mỗ - ngã tư Nhổn) sẽ được tổ chức bảo vệ và hướng dẫn giao thông.

Cung đường diễn ra lễ diễu binh, diễu hành.
Xem trình diễn pháo hoa nghệ thuật
Theo kế hoạch, 20 giờ ngày 10/10 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình bắt đầu bắn pháo hoa nghệ thuật. Màn trình diễn khoảng 20 phút, kết thúc cùng Đêm hội Văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Pháo hoa nhập khẩu, có những loại lớn chưa có ở Việt Nam. Màn trình diễn pháo hoa công nghệ cao qua 2 màn hình chính (dài 40 x 20m). Màn hình nước phối hợp với công nghệ chiếu hình laze có sức chuyển tải nội dung hơn hẳn các sự kiện trình diễn trước đây.
Đây cũng là điểm nhấn bất ngờ, thú vị do độ lung linh huyền ảo của kỹ nghệ trình chiếu hình ảnh kết hợp tia lazer, tạo nên nghệ thuật pháo hoa, hiệu ứng lửa, tia lazer trên mặt nước, thể hiện truyền thuyết Rồng thiêng, tái hiện lịch sử kinh thành Thăng Long xưa.
Cùng với đó là hình ảnh các công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội như Tháp Rùa, Khuê Văn Các, hình ảnh các linh vật như Trâu Vàng, Bạch Mã, Rùa Vàng...
Cẩn trọng với dịch vụ ăn theo
Tại những điểm gần khu vực bắn pháo hoa, nhiều du khách có nhu cầu ngồi tại quán cà phê để vừa nhâm nhi cà phê, vừa chờ xem pháo hoa. Tuy nhiên, để kiếm được quán cà phê có thể xem bắn pháo hoa thì giá sẽ rất đắt. Vì vậy, trước khi gọi đồ uống, người dân nên hỏi giá trước rồi mới quyết định.
Xung quanh điểm bắn pháo hoa thường đông và lộn xộn, khó kiểm soát. Nếu xem pháo hoa , bạn nên "không mang đồ" càng tốt. Tiền bạc nên mang ít. Không đeo các trang sức đắt tiền, không mang theo ví đeo, túi, cặp... vì dễ bị móc mất đồ. Điện thoại di động (ĐTDĐ) cất giữ cẩn thận.
Điểm xem diễu binh, diễu hành qua màn hình lớn
Nếu không thể đến được địa điểm diễn ra diễu binh diễu hành để xem trực tiếp, người dân có thể xem qua màn hình cực lớn được đặt tại một số điểm:
 Quanh Hồ Hoàn Kiếm đặt màn hình lớn tại:Bưu điện Bờ Hồ, ngã 4 Bà Triệu.
- Hàng Khay, hiệu kem Thuỷ Tạ.
- Gần vườn hoa Tông Đản (gần Nhà hát lớn).
- Đầu đường Cầu giấy (ngã tư Đại học Giao thông Vận tải).
- Khu vực Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (trước cửa khán đài B).
- Ngã tư giao lộ Thanh Niên-Quán Thánh.
- Siêu thị Bic C.
- Ngã tư Cầu Giấy (đối diện Vintower).
- Phố Láng Hạ (đối diện Trung tâm chiếu phim Quốc gia).
Theo Gia đinh net

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

SINH HOẠT ĐỊNH KỲ THÁNG 10/ 2010 CHI HỘI ÔNG ÂN KP3

Lúc 14h00 ngày 1/10/2010, Chi hội nông dân khu phố 3 tiến hành sinh hoat  định kỳ tháng 10 ăm 2010,  đến dự cóđ/c Nguyễn văn Hòa ủy viên thường vụ- Trưởng ban tuyên huấn đến dự và tham gia sinh hoạt còn có đ/c Dũng phó Bí thư Chi bộ khu phố,Đ/c Minh Chủ tịch hội ông dân xã,  và đ/c Hoàng Dũng phó chủ tịch Hội nông dân huyện Thủ đưc cùng với trên 60 hội viên nông dân về dự. Chủ trì buổi sinh hoạt do chị Võ tị Hà chi hội trửơng triển khai nội dung sinh hoạt,đầu tiên Chị Thu bắt đầu kể chuyện " Thời gian quý báu lắm" của Bác Hồ thật là xúc động khi nghe câu chuyện tôi tự kiểm lại mình xem không biết khi nảy mình có đến đúng giờ không

Tư tưởng yêu dân, yêu nước của Nguyễn Huệ được Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, nâng cao thành chủ nghĩa yêu nước cách mạng

lụa, lấy tiền nuôi con ăn học…

Trước khi làm Tri huyện Bình Khê, cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy học, thường kể chuyện Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Mai Hắc Đế, Lê Lợi, nhất là Quang Trung. Cụ còn giảng cảnh đẹp non sông đất nước, và nhân lúc nhàn rỗi đưa học sinh lên Phượng Hoàng trung đô, nơi Quang Trung xây sau chiến thắng quân Thanh để nung nấu lòng yêu nước cho thanh niên và học tập tinh thần ái quốc của Nguyễn Huệ. Chính những điều đó in sâu vào đầu óc non trẻ của học trò cụ Phó bảng. Năm 1907, cụ đã tham gia vào phong trào yêu nước, tích cực vận động nhân dân chống sưu thuế ở Trung kỳ- phong trào đầu tiên ở Đông Dương, có ảnh hưởng lớn trong Nam ngoài Bắc, làm cho thực dân Pháp lo lắng.
Giặc nghĩ ra một âm mưu mới, bắt cụ Phó bảng ra làm Tri huyện Bình Khê 1909. Người làng đòi đi theo hầu, cụ nói: “Các anh về nhà lo làm ăn, tôi đi chuyến này chưa chắc đã làm quan. Vì quan trường là nô lệ giữa chốn nô lệ”.
Việc đầu tiên khi đến Bình Khê, là cụ cho thả những người tù chống sưu thuế do Pháp bắt giam. Thứ hai là kêu gọi nhân dân đoàn kết, hợp quần. Cụ không ăn lễ lộc của ai. Cụ khuyên không nên kiện cáo, chỉ hòa giải. Ngoài ra cụ thông sức cho các ông lang trong huyện đến sát hạch kiểm tra năng lực chuyên môn. Với các thầy thuốc kém, cụ khuyên kiếm cách khác làm ăn, làm thầy thuốc thế thì chỉ hại đồng bào...
Bác thăm nông dân HTX nông nghiệp ngoại thành - Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
Theo nhiều nguồn tư liệu tin cậy, trong thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện Bình Khê, Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên vùng An Khê thăm và ở với cha gần 1 năm. Học tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Văn Thọ, cha bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, và thăm nơi khởi binh của anh em Nguyễn Huệ tìm hiểu, học tập tinh thần của nhà yêu nước, đại anh hùng của dân tộc ta. Tư tưởng thương dân, không chịu áp bức nô lệ của Nguyễn Huệ đã hun đúc tinh thần cách mạng của Nguyễn Tất Thành.
Trong những ngày dạy học ở Phan Thiết, bác sĩ Nguyễn Kinh Chi, trước là học trò Trường Dục Thanh, nơi thầy Thành dạy học, có kể lại: Thầy giáo Thành dạy lớp 3, thường mặc áo bà ba vải, chân đi guốc… Thầy giáo Thành như nhập tâm, bao giờ cũng kể chuyện về Quang Trung, cái thời kỳ ngột ngạt ở Thăng Long của những ngày quân Thanh chiếm đóng, bên trong thì ầm ĩ chuyển mình trăn trở báo hiệu một cơn dông tố cực lớn. Lòng hận thù nung nấu cho nên khi xuất quân ra Bắc Hà, tư tưởng xuyên suốt của Nguyễn Huệ là quyết chiến đấu giải phóng Thăng Long, giải phóng đất nước: “Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Cái khẩu khí trong lời tuyên cáo trước quân dân ta thuở ấy của Nguyễn Huệ, cũng như của Bác Hồ sau này “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” vậy.
Có thể nói, đất Tây Sơn- Bình Định đã in đậm trong ký ức Nguyễn Tất Thành, tạo bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Tất Thành. Tư tưởng yêu dân, yêu nước của Nguyễn Huệ được Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng cao thành Chủ nghĩa yêu nước vô sản. Nhân dân Bình Định có quyền tự hào về sự hiện diện của Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành. Chắc chắn nơi này sẽ là điểm đến của khách thập phương, khi những di tích về Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Sinh Cung- Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh được phục dựng…

Trích tham luận của nhà văn ĐOÀN MINH TUẤN